Nếu bạn cần một bằng chứng về sự khốc liệt trong lĩnh vực kinh tế công nghệ thì hãy nhìn vào cuộc vật lộn của OpenAI trước hàng loạt đối thủ.
Hiện tượng trăm năm hiếm thấy!
Chưa thời điểm nào thế giới công nghệ lại vội vã như lúc này, khi mà loài người chưa kịp khám phá hết thành tựu mới từ chatGPT thì hàng loạt đối thủ cho thấy mình không phải “dạng vừa”.
Tháng 11/2022 OpenAI nổ “phát súng” chatGPT, đến nay Anthropic công bố thêm ba mô hình AI mới, gồm: Claude 3 Opus, Sonnet và Haiku – là những công cụ có hiệu suất cao nhất và dẫn đầu ngành về khả năng “phù hợp với trí thông minh của con người”.
Hàng loạt startup Trung Quốc như SoraAI, VideoCrafter2, MagicVideoV2, ModelScope,… cũng đã nhanh chóng trám vào điểm yếu của OpenAI bằng tác vụ có thể chuyển văn bản thành video, làm “nóng” thêm cuộc đua.
Sự phát triển của AI “với tốc độ của những cơn bão”, vượt xa mọi tiến trình phát triển của các công nghệ mới nổi từ trước đến nay. Không ai có thể đoán được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Đây lại là hiện tượng lạ lùng.
Trong vô vàn sự lựa chọn, liệu người dùng sẽ nhanh chóng gạt phắt cái tên chatGPT như đã từng lãng quên Nokia, Motorola, Sony-Erickson trong lĩnh vực thiết bị nghe nhìn thông minh?
Thấy gì từ cuộc đua này?
OpenAI với “đứa con” chatGPT không phải là startup thông thường. Nó không ra đời theo mô hình ngẫu hứng bỏ đại học như Mark Zuckerberg hay Steve Job, Jack Dorsey, Travis Kalanick,…
OpenAI sở hữu nền tảng khoa học vững chắc, giàu tính học thuật, là kết quả của quá trình nghiên cứu nhiều thập kỷ. Những nhà khoa học từng đoạt giải giải Nobel về điện toán như Giáo sư Yann LeCun và Geoffrey Hinton được coi như “cha đẻ” của AI.
OpenAI cũng hoạt động dựa vào một nhóm các nhà khoa học và nhà nghiên cứu máy tính do Ilya Sutskever, cựu Giám đốc Google chuyên về máy học – dẫn đầu. Không thể không nhắc đến “túi tiền” khổng lồ của Elon Musk, Peter Thiel, đóng vai trò là những nhà đầu tư tiền khởi.
Như vậy, chatGPT là sự pha trộn giữa khoa học và kinh doanh; cái bắt tay giữa những nhà học thuật và giới đầu tư; giữa tiền và tri thức đỉnh cao. Đây là đặc điểm và cũng được coi là lợi thế cạnh tranh siêu đẳng tại các nền kinh tế tư bản, giàu chất xám.
Trong muôn vàn sự cạnh tranh, các chuyên gia vẫn tin rằng, chatGPT của OpenAI vẫn giữ ngôi vị độc tôn trên thị trường. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở, bởi sản phẩm của họ đã giải quyết được đòi hỏi phổ biến nhất hiện nay.
ChatGPT có thể trả lời lưu loát đầy đủ các câu hỏi mà bạn đưa ra, bất kể là thắc mắc về lĩnh vực gì. Bên cạnh đó, ứng dụng thông minh này còn có thể làm thơ, soạn nhạc, viết thư, thiết kế và thậm chí là cả sửa lỗi trong lập trình.
Đằng sau kết quả mà chatGPT hiển thị cho người dùng trên màn hình là cả hệ thống công nghệ từ sơ cấp cơ bản đến đỉnh cao có thể coi là duy nhất – không nhiều quốc gia có thể làm chủ.
Đó là gì? Là hệ thống phần “cứng” gồm chip thế hệ mới, bo mạch tân tiến có thể “chế biến” được phần mềm như dữ liệu lớn – loại dữ liệu này không thể thu thập bằng thủ công. Chỉ những quốc gia sở hữu mạng xã hội lớn, sàn thương mại điện tử khổng lồ, nắm “đầu nguồn” mạng máy tính toàn cầu mới đủ điều kiện tập trung dữ liệu.
Điều này gián tiếp giải thích vì sao khởi nghiệp công nghệ lại nhiều rủi ro, nhưng đó là “cửa ải” không thể không chinh phục nếu muốn trở thành anh hào trong nền kinh tế toàn cầu.
Nguồn: https://diendandoanhnghiep.vn/thoi-chatbot-ai-dua-no-vi-tri-nao-cho-openai-260407.html